Shafana Cosmetics – Lắng nghe và thấu hiểu làn da bạn

Giải mã nguyên nhân nám da và cách điều trị hiệu quả

Nám thường xuất hiện trên da mặt, hầu hết là ở cằm, môi trên, trán, chóp mũi, gò má. Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện thêm ở vùng da cổ, cánh tay hoặc mu bàn tay. Vậy nguyên nhân của nám da và cách điều trị như thế nào để cải thiện tình trạng này?? Cùng SHAFANA COSMETICS tìm hiểu ngay nhé! 

1. Nám da là gì?

Nám da là vấn đề không còn quá xa lạ đối với phụ nữ, đó là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu hoặc màu xám nâu trên da. Nám da mặt là loại nám da hay gặp nhất, sự thay đổi sắc tố da có thể xảy ra trên da mặt, môi, trán, cằm, sóng mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da vùng cánh tay hay cổ.

Nám da thường gặp nhất ở phụ nữ 20-50 tuổi (phụ nữ trong độ tuổi sinh sản), trong đó nám da ở phụ nữ có thai và nám da sau sinh khá phổ biến. Nam giới ít khi bị nám da hơn nữ giới. Bệnh cũng liên quan đến đến địa lý, chủng tộc, màu da khi mà phụ nữ châu Á, da màu có tỷ lệ nám da cao hơn so với phụ nữ da trắng.

2. Nguyên nhân gây nám da thường gặp

Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng nám da là do sắc tố Melanin (sắc tố quy định màu da) tăng sinh quá mức và hình thành nám. Quá trình hình thành nên sắc tố Melanin từ tế bào Melanocytes là sự tác động qua lại của Enzyme Tyrosinase và tia UVB.

Tuy nhiên ở những chị em bị nám da, do số lượng sắc tố Melanin tập trung ở một số vị trí nhất định và từ đó hình thành nên những mảng màu da đậm hơn thông thường. Hiện nay, việc xác định chính xác nguyên nhân gây nám da, tuy nhiên các nguy cơ dưới đây sẽ khiến nám có nguy cơ tăng cao:

2.1. Nguyên nhân nội sinh

Nám da phát triển mạnh ở chị em ngoài 30 tuổi, sau khi đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở. Trong giai đoạn này, sự tăng lên bất thường của nám da thường do những yếu tố khác nhau tác động như sau:

  • Rối loạn hormone nội tiết tố nữ: Rối loạn nội tiết tố được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên nám da. Những chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, nồng độ Estrogen suy giảm sẽ gây ra mất kiểm soát đối với Melanocyte Stimulating Hormone. Điều này sẽ khiến melanin không được giữ ở mức vừa phải và hình thành những mảng nám trên bề mặt da.
  • Quá trình lão hóa da:Nám da có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết là khoảng ngoài 30 trở đi. Lý do bởi lúc này, da đã bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, quá trình sản xuất sắc tố Melanin không còn tốt như trước và dẫn đến đốm nâu.

2.2. Nguyên nhân ngoại sinh

Ngoài những yếu tố nội sinh, nám da cũng có thể bị hình thành bởi những yếu tố bên ngoài tác động. Một số nguyên nhân chị em có thể lưu ý như:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:Trong mặt trời có chứa nhiều tia độc hại cho làn da của chúng ta. Đặc biệt là tia UVB trong nắng có thể kết hợp cùng với Melanocytes sản sinh ra nhiều Melanin và gây sạm da, đen da, tàn nhang hay nám.
  • Sử dụng mỹ phẩm không an toàn, có tính lột tẩy mạnh.Đây là nguyên nhân khiến da mất chức năng đề kháng, yếu và dễ bị tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là khi tiếp xúc với tia UVB từ mặt trời có thể khiến kích thích sự sản sinh Melanin quá mức gây nám da. 

3. Các biện pháp điều trị nám da

Việc điều trị nám da thường không dễ dàng. Bệnh nhân thường phải mất đến 6 tháng – 1 năm cho một liệu trình điều trị. 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị nám da. Các thức ăn giàu glutathione như cà chua có thể ngăn ngừa quá trình hình thành nám da. Các thực phẩm giàu selen như măng, nấm, trứng, hải sản,… giúp phòng ngừa nám da tái phát. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E cũng rất cần thiết để có được một làn da khỏe mạnh, hạn chế sự hình thành nám da. Các thức ăn gây kích thích như ớt, tiêu, bia rượu,… cũng cần được hạn chế.

Chống nắng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị nám da hiệu quả, đặc biệt từ 10 đến 15h hàng ngày là lúc ánh nắng có tia UV rất cao gây hại cho da, ngăn cản hiệu quả điều trị nám da. Việc bôi kem chống nắng là điều hết sức cần thiết để bảo vệ làn da tránh khỏi các tia bức xạ mặt trời nguy hiểm. Bên cạnh đó, các biện pháp tránh nắng vật lý như áo quần chống nắng, đội mũ, mang khẩu trang, găng vớ,… cũng cần được thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả điều trị.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận